Listly by GEARVN TechZZZZ
CPU, Mainboard, Case máy tính, Mini PC và Ghế gaming chính hãng, giá rẻ từ GEARVN.
Source: https://gearvn.com/
Wireless là gì ? Lựa chọn giữa chuột wireless, tai nghe wireless và có dây ? Hãy cùng TECHONTOP tìm hiểu vấn đề dưới đây
Sau một thời gian dài sử dụng bạn muốn tìm cách kiểm tra tình trạng sức khỏe CPU trên PC và laptop của mình. Đây sẽ là công cụ giúp bạn điều ấy
Tin vui đến cho những fan đội đỏ AMD, nhất là những khách hàng đang sử dụng những con chip CPU Ryzen 3000 với công nghệ Smart Access Memory
Cuộc đấu giữa Intel và AMD vẫn chưa có hồi kết ở mọi phân khúc CPU từ giá rẻ đến cao cấp. Liệu i3-10100 và Ryzen 3 3300X sẽ như thế nào ?
Turbo boost, một thông số kỹ thuật xuất hiện rất nhiều trong rất nhiều sản phẩm CPU hiện nay, ở đây là CPU từ Intel. Vậy turbo boost là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào với CPU. Hãy cùng mình đi tìm hiểu nhé.
Turbo boost là gì?
Turbo boost, hay xung nhịp tối đa là mức xung nhịp mà CPU có thể đạt được khi phải xử lý các tác vụ, công việc nặng. Nói nôm na, turbo boost của CPU giống với tốc độ tối đa ở trên những chiếc moto phân khối lớn và siêu xe hơi. Ở Intel, turbo boost sẽ đi cùng với một công nghệ hỗ trợ là Intel Turbo Boost.
Cách hoạt động của Intel Turbo Boost
Intel Turbo Boost - Công nghệ được tích hợp dành riêng cho những CPU từ nhà xanh. Không phải lúc nào CPU cũng phải hoạt động hết công suất và bao quát hết mọi việc, tùy vào tác vụ hay phần mềm mà đòi hỏi tài nguyên từ chiếc PC của chúng ta: một số sẽ sử dụng bộ nhớ RAM như HDD và SSD để hoạt động một cách trơn tru, một số sẽ yêu cầu CPU để vận hành mượt mà. Nếu CPU lúc nào cũng phải làm việc hết công suất nó sẽ tác động tiêu cực đến nhiệt độ của máy tính/laptop từ đó ảnh hưởng đến tuổi thọ của pin của laptop hay nghiêm trọng hơn là chiếc PC Gaming.
Với Intel Turbo Boost, khi thực hiện các công việc nhẹ thì CPU sẽ sử dụng ở mức năng lượng thấp giúp nhiệt độ của PC / Laptop luôn ở mức thấp nhất có thể từ đó tăng tuổi thọ của dàn máy chúng ta. Ngược lại, khi phải làm việc với khối lượng lớn hơn, Intel Turbo Boost sẽ đẩy xung nhịp CPU lên để “gánh” tác vụ ấy. Điều này thường có thể gọi là ép xung theo thuật toán (algorithmic overclocking).
Khi tăng xung nhịp lên như vậy, Intel Turbo Boost như một chiếc bảo hiểm, giúp giữ nhiệt độ và công suất luôn ở mức an toàn đem lại hiệu suất tốt nhất ở mọi tác vụ từ đơn nhân đến đa nhân.
Cách sử dụng Intel Turbo Boost
Intel Turbo Boost được tích hợp mặc định trên những chiếc CPU có hỗ trợ turbo boost và hoạt động một cách tự động, vì vậy nếu là một người không rành về công nghệ thì bạn vẫn có thể yên tâm sử dụng CPU Intel cho các công việc và nhu cầu của mình.
Nếu tôi muốn tắt Intel Turbo Boost thì sao? Bạn vẫn có tắt từ trong BIOS của máy, tuy nhiên đây là mà Intel không khuyến khích người dùng của mình thực hiện trừ khi bạn đang fix lỗi hoặc đo lường hiệu năng so sánh.
Những chiếc CPU Intel Core i3 sở hữu turbo boost
Intel Core i3 là dòng CPU Intel phù hợp với nhiều đối tượng hiện nay, khi càng ngày Intel càng chăm sóc đến cho người dùng và mở rộng nhu cầu từ công việc đến gaming. Với turbo boost từ những bộ vi xử lý Core i3 lại như được chắp thêm đôi cánh. Hãy đến những cái tên CPU Intel Core i3 được nhà xanh trang bị turbo boost đáng chú ý nhất hiện nay.
Intel Core i3-9100 / 9100F
Đã từng một thời làm mưa làm gió với những chiếc PC Gaming giá rẻ trước khi i3-10100 ra đời, i3-9100 và i3-9100F là những bộ vi xử lý i3 đầu tiên sở hữu turbo boost. Với xung nhịp cơ bản là 3.6GHz, xung nhịp tối đa đạt mức 4.2GHz cùng 4 nhân 4 luồng, i3-9100 và i3-9100F đảm nhiệm tốt các tác vụ làm việc và nhu cầu giải trí như chơi game một cách xuất sắc. Điểm khác nhau duy nhất giữa i3-9100 và i3-9100F đó là i3-9100F sẽ không được trang bị đồ họa tích hợp Intel UHD 630 như trên người bạn còn lại i3-9100.
Intel Core i3-10100 / i3-10100F
Xung nhịp cơ bản 3.6GHz, turbo boost đạt 4.3GHz, 4 nhân 8 luồng, đó là những điểm số kỹ thuật đã làm nên 2 chiếc CPU Intel i3 Gen10th với mã hiệu 10100 và 10100F, làm lu mờ đi danh tiếng của chính người tiền nhiệm i3-9100 và i3-9100F. Nếu 2 chiếc CPU i3 Gen 9th ở trên đạt điểm 9 thì i3-10100 và i3-10100F đạt điểm 10 với các bộ môn như photoshop, edit video, chơi game, … đều đem lại trải nghiệm và hiệu suất tuyệt vời.
Nguồn: NHC298
Nên chọn mainboard Z490 hay Z590? Câu hỏi đặt ra giữa những con dân công nghệ giống như việc chọn ăn bánh mì hay phở vào buổi sáng vậy.
Case máy tính là gì?
Case máy tính hay vỏ máy tính, là phụ kiện máy tính có chức năng kết nối và bảo vệ tất cả linh kiện của máy tính như mainboard, card màn hình, CPU, … Case đóng vai trò là bộ khung, cũng như là “bộ giáp” giúp bảo vệ các linh kiện, đem lại vẻ thẩm mỹ cho dàn PC gaming của chúng ta.
Các thương hiệu sản xuất case nổi tiếng
Hiện nay, case máy tính đã không còn xa lạ với chúng ta, như những game thủ và người dùng PC, đặc biệt là PC Gaming. Sản phẩm case vô cùng phong phú với nhiều lựa chọn cho người dùng đến từ các thương hiệu như:
Các khu vực trong case
Khu vực trung tâm - Khu vực lắp mainboard của case
Đây sẽ là nơi chứa “con tim” của bộ PC chúng ta - Mainboard. Trên mainboard là những linh kiện khác như CPU, card màn hình và RAM.
_Khu vực lắp PSU _
Khu vực nằm bên dưới cùng của chiếc case, là nơi đặt PSU - cung cấp nguồn điện cho cả hệ thống. Ở trên những chiếc case thế hệ cũ thì PSU thường được đặt ở trên cao nhưng với thế hệ case ngày này, chúng đã được dời đến khu vực an toàn và chắc chắn hơn.
Khu vực lắp ổ cứng HDD / SSD
Đây là khu vực dùng để lắp đặt các ổ cứng như HDD và SSD. Khu vực này thường nằm bên cạnh khu vực trung tâm để dễ dàng kết nối với chiếc mainboard của chúng ta.
Khu vực gắn tản nhiệt
Khu vực tản nhiệt của case máy tính sẽ nằm phần rìa của case, đem đến luồng khí lưu thông tối ưu nhất cho case thông qua các quạt tản nhiệt.
Khu vực đi dây
Sau khi lắp đặt chúng ta sẽ có một đống dây nhợ lằng nhằng lúc này khu vực đi dây sẽ lên tiếng với không gian rộng rãi của mình. Nằm phía mặt bên case, đây sẽ là không gian cho bạn sắp xếp các dây kết nối lại với nhau, vừa cho chiếc case của chúng ta một hình ảnh gọn gàng nhất, vừa dễ dàng nâng cấp linh kiện trong tương lai và tản nhiệt sẽ tốt hơn.
Các kích thước của case
Case máy tính được chia ra gồm 5 kiểu kích thước với: Full Tower, Mid Tower, Mini Tower, Super Mini và nằm.
Nguồn: Case là gì? - TECHONTOP
**
**
CPU là gì?
CPU (viết tắt của Central Processing Unit) gọi là bộ vi xử lý trung tâm. Đó là tập các mạch điện tử có khả năng thực hiện các câu lệnh của máy tính và người dùng gửi tới bằng cách thực hiện các phép tính.
CPU đóng vai trò là bộ não của một chiếc PC gaming hay laptop. Nếu không có thì những chiếc PC Gaming hay laptop sẽ không thể hoạt động (hay còn gọi là không não).
Mainboard là gì?
Theo Wiki, mainboard là một bản mạch có khả năng liên kết nhiều linh kiện khác, ta còn có thể gọi mainboard là bo mạch chủ, main.
Nếu CPU, card màn hình, nguồn đóng vai trò như những cơ quan trong một chiếc PC Gaming thì mainboard chính là “mạch máu”, “xương sống” liên kết tất cả cơ quan lại, phát huy sức mạnh của tất cả linh kiện, mang đến cho PC Gaming sự sống.
**
**
CPU và mainboard cũng giống như việc chúng ta có 2 thỏi nam châm vậy. Muốn chúng có thể khít với nhau ta phải đặt đúng mặt của nam châm. Tương tự vậy, muốn PC Gaming hoạt động một cách mượt mà thì cả CPU và mainboard phải tương thích với nhau. Sau đây sẽ là những tiêu chí khi lựa chọn CPU và mainboard với nhau các bạn hãy note lại nếu cần thiết nhé.
Lựa chọn theo socket
Ở trên mỗi mainboard chúng ta thường sẽ có một thông số, gọi là socket. Đấy là đế cắm và giữ CPU, được thiết kế và đặt trên bo mạch chủ. Nói đơn giản hơn giống phích cắm 2 chấu và 3 chấu vậy. Nếu không cùng socket thì CPU và mainboard sẽ không thể nào hoạt động với nhau được.
Ví dụ ở đây mình có chiếc CPU Intel Core i3-10100F hỗ trợ socket LGA 1200, tức con chip này sẽ chỉ cắm được trên những mainboard có socket LGA 1200, ở đây mình sẽ khuyến nghị đó là mainboard dòng H410, tiêu biểu là ASRock H410M-HVS.
Hoặc ở đây mình xin đề cập đến chiếc CPU hơi cũ là i3-9100F, mặc dù chỉ cách nhau 1 thế hệ nhưng socket đã thay đổi. Khi i3-9100F được hỗ trợ socket LGA 1151v2, đây là socket trang bị trên mainboard dòng B365 thì điều bạn sử dụng i3-9100F trên một socket LGA 1200 sẽ là điều không thể.
Lựa chọn theo thế hệ CPU
Với CPU hiện nay, như định kỳ mỗi năm cả Intel và AMD đều ra những thế hệ CPU mới nhất. Đối với Intel, thời gian gần đây sẽ là sự xuất hiện của CPU Intel thế hệ thứ 10 và 11, để đáp ứng khả năng khai thác tối đa sức mạnh của CPU mới nhất, các nhà sản xuất mainboard đã cho ra những chiếc mainboard, cỗ máy khai thác sức mạnh mới nhất.
Ví dụ ở đây mình sẽ lấy một chiếc mainboard Z590 có khả năng hỗ trợ CPU thế hệ 11 mới nhất từ nhà Intel.
Nhưng đến với chiếc mainboard H410, bo mạch chủ này sẽ không hỗ trợ CPU Intel thế hệ thứ 11 mà chỉ là CPU Intel thế hệ thứ 10 trở xuống thôi.
Lựa chọn theo dòng CPU
Dòng CPU mình đề cập ở đây sẽ chính là Core i3, i5, i7, i9 đối với Intel; Ryzen 3, 5, 7 đối với AMD. Với i3, i5 thế hệ mới thì những bo mạch chủ H, B có đem đến việc khai thác tối ưu tài nguyên trên CPU, à và những dòng CPU ở thế hệ cũ.
Còn những mainboard Z như Z390, Z490 và Z590 đã được tối ưu để khai thác tất cả hiệu năng từ CPU, tối ưu nhất có lẽ là dòng i5, i7 và thậm chí là i9.
Nguồn: Hướng dẫn chọn mua CPU và mainboard build PC Gaming - TECHONTOP
CPU Intel thế hệ 11, dòng vi xử lý mới nhất từ nhà xanh đem đến cho người dùng những tính năng mới nhất, "xịn xò" nhất. Hãy cùng tìm hiểu những tính năng nổi bật có trong CPU Intel Gen 11 ở bài viết trên đây
Tìm hiểu về tiến trình sản xuất trên CPU tạo nên những bộ vi xử lý Intel và AMD tại bài viết trên đây của TECHONTOP.
**
Số nhân : 10
Số luồng : 20
Xung nhịp cơ bản : 3.7GHz
Xung nhịp boost : 5.3GHz
Card đồ họa tích hợp : Intel UHD 630 Graphics
TDP : 125W
Socket : LGA 1200
Ra mắt vào quý 2 năm 2020, Intel Core i9-10900K được trang bị con số về nhân và lõi vô cùng ấn tượng, 10 nhân 20 luồng. Và sự ra đời này có nguyên do, đó là khi bên AMD cho ra mắt chiếc CPU AMD Ryzen 9 3900X với số nhân và luồng nhỉnh hơn một chút là 12 nhân 24 luồng.
Trang bị số nhân và luồng ấn tượng như vậy, i9-10900K được hỗ trợ thêm xung nhịp cơ bản đạt 3.7GHz, boost lên đến 5.3GHz và vượt lên khỏi người hàng xóm Ryzen 9 3900X. Nguồn điện mà i9-10900K tiêu thụ không hề nhỏ với con số 125W. Tất cả chỉ số trên đã chỉ ra chiếc bộ vi xử lý vô cùng mạnh mẽ trong hiệu năng xử lý về đơn nhân và đa nhân. Vậy thực tế như thế nào? Liệu i9-10900K có đạt được hiệu năng phản ánh đúng với những con số thông số kỹ thuật ấn tượng không? Hãy tiếp tục phần đánh giá hiệu năng dưới đây với mình nhé.
Ở đây, chúng ta sẽ sử dụng cấu hình bao gồm:
Mainboard : Asus ROG Maximus XII Hero Wi-Fi
RAM : 16GB
VGA : NVIDIA GeForce RTX 2080 Ti
Case máy tính : XPG Invader
PSU : Corsair 750W
Cinebench R15 và R20
Một thước đo trong tất cả bài đánh giá hiệu năng, đó là phần mềm Cinebench ở 2 phiên bản là R15 và R20. Những bài kiểm tra trên Cinebench sẽ đánh mạnh vào khả năng xử lý đơn và đa nhân của những chiếc CPU khi được đẩy lên mức hoạt động tối đa từ đó Cinebench sẽ cho ra điểm số cụ thể. Vậy chúng ta cùng lướt qua điểm số của những chiếc CPU được đưa lên bàn thử, trong đó là i9-10900K và Ryzen 9 3900X sẽ là tâm điểm.
Vượt trội và áp đảo là những từ dành cho màn thể hiện của Ryzen 9 3900X trước người hàng xóm i9-10900K. Ở R15, điểm số đơn nhân là sự chênh lệch khá nhỏ giữa 213 điểm cho Ryzen 9 3900X và 211 điểm cho i9-10900K, nhưng đến với điểm số về đa nhân đó là một sự cách biệt rõ ràng, khi Ryzen 9 3900X sở hữu số điểm 3967 cách xa con số 2603 từ i9-10900K.
Đến với R20, sự khác biệt cũng không khác với R15, vẫn là phần thắng nghiêng về Ryzen 9 3900X. Cho nên ở phần thi Cinebench, Ryzen 9 3900X đã dành được phần thắng về cho nhà đỏ AMD.
Chơi game
Với dàn PC Gaming được trang bị chiếc bo mạch chủ cao cấp từ nhà ASUS kết hợp với card màn hình RTX 2080 Ti mang đến sức mạnh hiệu năng tuyệt vời cho những tựa game AAA ở độ phân giải không phải là FullHD nữa, mà là 4K. Nào chúng ta cùng đến với bảng kết quả.
Hiệu năng chơi game
Đến với gaming, một nhu cầu phổ biến hiện nay đã mang lại một câu chuyện khác cho i9-10900K. Khi tất cả tựa game được đem ra test, từ CS:GO, Far Cry 5 đến những tựa game nặng như Hitman:Absolution, Sleeping Dogs thì Intel Core i9-10900K lại thể hiện một bộ mặt hoàn toàn khác. Chiến thắng từ độ phân giải FullHD đến 4K, i9-10900K cho ra tần số quét cao hơn Ryzen 9 3900X. Intel vẫn khẳng định rằng, những chiếc CPU của nhà xanh vẫn là những chiếc CPU chơi game tuyệt vời nhất cho game thủ.
Công nghệ
Một công nghệ được Intel trang bị trên i9-10900K là Intel Thermal Velocity Boost. Đây là công nghệ tự động cân bằng khả năng xử lý đơn và đa nhân cho CPU dựa trên nhiệt độ mà bộ vi xử lý đang có. Từ đó, nâng cao hiệu năng một cách thông minh cho người dùng trong các công việc và chơi game. Và để tối đa hóa sức mạnh ấy, bạn hãy sẵn sàng sắm hệ thống tản nhiệt khí hoặc tản nhiệt nước và một chiếc mainboard mới nhất như Z490 và Z590 cho chiếc PC của mình nhé.
Nguồn:** Đánh giá về Intel Core i9-10900K** - TECHONTOP
XIGMATEK, một thương hiệu nổi tiếng với các linh kiện máy tính từ phân khúc giá rẻ đến cao cấp. Hôm nay, XIGMATEK sẽ mang đến cho các bạn chiếc case máy tính mang tên XIGMATEK NYX 3F RGB.
Có mức giá khoảng 500 nghìn đồng, XIGMATEK NYX 3F RGB sẽ là một lựa chọn tối ưu và tuyệt vời cho những chiếc PC Gaming giá rẻ. Case được sơn một lớp áo màu đen đậm chất gaming. XIGMATEK NYX 3F RGB hỗ trợ cho những mainboard có kích thước micro-ATX và ITX, đây là kích thước của những chiếc bo mạch chủ giá rẻ, quá hợp lý luôn phải không nào. XIGMATEK NYX 3F RGB sẽ được trang bị 2 mặt kính cường lực trong suốt giúp bạn có thể show những linh kiện bên trong cùng dàn 3 fan LED RGB được lắp sẵn ở mặt trước case hứa hẹn sẽ nâng cấp ngoại hình cho dàn PC Gaming của bạn. XIGMATEK NYX 3F RGB cung cấp không gian cho VGA có chiều dài 280mm nên hãy cân nhắc lựa chọn card màn hình cho mình nhé.
Nếu đã nhàm chán với gam màu đen tối từ các case máy tính giá rẻ, tại sao bạn không tìm đến XIGMATEK Gemini Arctic. Lấy cảm hứng từ những bông tuyết của mùa đông không lạnh, vẻ ngoài trắng tinh khiết của Gemini Arctic sẽ đánh gục bạn.
Hỗ trợ bo mạch chủ có kích thước micro-ATX, mini ITX và card màn hình có chiều dài tối đa là 320mm sẽ là lựa chọn tiếp theo dành những dàn PC Gaming giá rẻ đến từ XIGMATEK cung cấp cho game thủ chúng ta. Lớp kính cường lực trong suốt sẽ giúp cho những game thủ đang tìm kiếm và build một dàn PC Gaming với vẻ ngoài trắng tinh khôi thì hãy đến với XIGMATEK Gemini Arctic.
Cuối cùng ta sẽ đến với một chiếc case máy tính từ Deepcool, thương hiệu nổi tiếng với các giải pháp về tản nhiệt. Đây sẽ là chiếc case mang tên Deepcool MATREXX 40 3FS. Nếu khả năng tản nhiệt của case máy tính là điều lo lắng của bạn vậy hãy đến với Deepcool, cụ thể là MATREXX 40 3FS khi mặc trước của case được thiết kế thông minh của các khe tản nhiệt giúp tối đa luồng gió đem lại nhiệt độ lý tưởng cho các linh kiện trong case, nâng cao hiệu năng hoạt động và tuổi thọ đem lại sự an tâm khi sử dụng trong thời gian dài.
MATREXX 40 3FS tương thích với các mainboard kích thước mini-ITX và micro-ATX thường nằm ở phân khúc tầm trung và 3 chiếc fan LED RGB được trang bị sẵn trong case (2 fan mặt trước, 1 fan ở phía sau). Không gian trong MATREXX 40 3FS sẽ cho phép bạn trang bị hệ thống tản nhiệt nước hoặc bộ tản nhiệt AIO sẽ hỗ trợ rất nhiều cho khả năng hoạt động của dàn PC Gaming. Cùng vẻ ngoài đen mạnh mẽ và lớp kính cường lực trong suốt, toát lên mọi vẻ đẹp của hệ thống tản nhiệt bạn đã trang bị trong chiếc case Deepcool MATREXX 40 3FS.
Nguồn:** Top case máy tính giá rẻ dành cho PC Gaming trong 2021** - TECHONTOP
NUC - Dòng mini PC được sản xuất từ Intel. Với kích thước nhỏ gọn cùng hàng loạt tính năng nổi bật, liệu Intel NUC có phải chính là tương lai cho các không gian văn phòng làm việc có diện tích nhỏ? Hãy cùng TECHONTOP tìm hiểu về chiếc máy tính mini này.
Mac Mini 2021 là chiếc mini PC thế hệ mới nhất được Apple cho ra mắt trong năm nay. Như một luồng gió mới đáp ứng nguyện vọng của cho những fan hâm mộ chân chính Apple về một chiếc máy tính mini sang trọng và mạnh mẽ. Đúng với tên gọi mini PC, những thành phần như CPU, RAM, SSD và cả mainboard đều được thu nhỏ vào bên trong chiếc case mini, Mac Mini 2021 không phải là trường hợp ngoại lệ. Vậy điều gì ở bên trong đã làm nên chiếc Mac Mini 2021 cùng những tính năng tuyệt vời?
Thiết kế
Apple đã vô cùng nổi tiếng với các sản phẩm công nghệ, và điều tạo nên sự nổi tiếng ấy đến từ thiết kế vẻ ngoài. Mac Mini 2021 vẫn giữ trong trong mình dòng máu quý tộc của các nhà táo với vỏ ngoài màu bạc sang trọng cùng logo Apple được in trên mặt sáng bóng. Với chất liệu vỏ của chiếc mini PC là hợp kim nhôm tái chế khẳng định thông điệp mà Apple đã truyền tải trong thời gian qua “BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG”. Mac Mini 2021 có hình dạng là khối hình vuông được bo tròn ở 4 cạnh đem lại cảm giác thân thiện cho người dùng. Thực sự, với thiết kế này đã đánh gục mọi con tìm người dùng máy tính mini.
Hiệu năng mạnh mẽ
Sự ra đời của chiếc CPU Apple M1 như một bước tiến cung cấp sức mạnh xử lý cho những sản phẩm trong tương lai của Apple. Mac Mini 2021 sẽ có 2 lựa chọn là, 1 phiên bản sẽ sử dụng chip M1 còn lại sẽ sử dụng bộ vi xử lý từ nhà Intel. Ở đây chúng ta sẽ dành sự ưu tiên cho phiên bản M1 nhé.
Chip M1 trên Mac Mini 2021 sẽ được trang bị 8 nhân CPU cho tốc độ xử lý dữ liệu “nhanh như chớp”. Cùng 8 nhân GPU giúp hiệu quả xử lý hình ảnh, đồ họa tốt hơn, mượt mà hơn. Ngoài ra, điều đặc biệt trong phiên bản M1 này sẽ là 16 nhân Neural-Engine, những nhân này sẽ sử dụng công nghệ máy học (Machine Learning) thông minh vào các công việc như phân tích video, nhận diện giọng nói, xử lý hình ảnh, v.v. Một công nghệ vô cùng hữu ích cho các creator đã có mặt trên Mac Mini 2021.
Giao diện thân thiện người dùng
Nhằm cải thiện hiệu năng của của chiếc CPU Apple M1, giao diện người dùng với tên macOS Big Sur được Apple tạo ra giúp tận dụng tối đa sức mạnh của CPU. macOS Big Sur đem đến những icon đẹp mắt cùng kho ứng dụng khổng lồ mà Apple cung cấp cho người dùng được hoạt động mượt mà nhờ vào giao thức Rosetta 2.
Mac Mini 2021 dành cho ai?
Hàng loạt những tính năng tuyệt vời như vậy, Mac Mini 2021 chắc chắn sẽ hướng những fan hâm mộ sản phẩm Apple như một lời cảm ơn dành cho họ. Và đặc biệt, nếu là một creator, designer thì Mac Mini 2021 chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng về độ hiệu quả khi xử lý các dự án. Việc chơi game CPU Apple M1 vẫn còn là một lời bỏ ngỏ từ nhà táo.
Đây là sự lựa chọn khá khó khăn khi cả chiếc máy tính mini đại diện cho 2 hệ điều hành Windows và macOS đều có cùng công dụng hoạt động. Với Mac Mini 2021 đó sự sang trọng từ ngoại hình, sức mạnh từ con chip M1 và một hệ sinh thái rộng mở cho người dùng. Intel NUC đã quen thuộc với hệ điều hành Windows và khả năng chơi game như trên PC Gaming với những sản phẩm như Hades Canyon. Khi hiện nay, Intel đang sở hữu những chiếc CPU Gen 11 mạnh như i9-10900K, i9-11900K, i7-11700F, … và trong tương lai là CPU Intel thế hệ 12 với mã là Alder Lake-S, và liệu Intel có đưa chúng vào những chiếc Intel NUC. Hãy để thời gian trả lời cho chúng ta biết nhé.
Nguồn: TECHONTOP
Cùng tìm hiểu những dòng mainboard PC phổ biến nhất hiện nay với NHC TechZ. Click ngay !